Bill Gates chủ tịch tập đoàn Microsoft đã nói vào năm 2007 rằng: “Nếu từ 5 – 10 năm nữa bạn không kinh doanh qua internet thì tốt nhất bạn đừng kinh doanh nữa”. Website đang đóng vai trò là kênh truyền thông và là công cụ kinh doanh hàng đầu cho mỗi doanh nghiệp, nó mang lại lợi ích rất lớn với chi phí thấp nhất. Để giúp bạn hiểu hơn về website và xây dựng hiệu quả, Bee Design sẽ chia sẻ chủ đề: Xây dựng website chuyên nghiệp cần gì? (P1)
1. Website là gì?
Website (tiếng Anh: website), còn gọi là trang web hoặc trang mạng, là một tập hợp trang web, thường chỉ nằm trong một tên miền hoặc tên miền phụ trên World Wide Web của Internet. Một trang web là tập tin HTML hoặc XHTML có thể truy nhập dùng giao thức HTTP. Trang mạng có thể được xây dựng từ các tệp tin HTML (trang mạng tĩnh) hoặc vận hành bằng các CMS chạy trên máy chủ (trang mạng động).
Trang mạng có thể được xây dựng bằng nhiều ngôn ngữ lập trình (code) khác nhau (PHP, ASP.NET, Java, Ruby on Rails, Perl,Wordpress…).
Website được giao tiếp và hiển thị cho người dùng truy cập bằng các phần mềm được gọi là trình duyệt website. Một sô trình duyệt website nổi tiếng có thể kể đến như: Internet Explorer được cài đặt mặc định, hay Chrome được phát triển bởi Google và Firefox được phát triển bởi Mozilla.
2. Tầm quan trọng của Website
Việc mở rộng thị trường bằng con đường internet là cách làm thông minh và hiệu quả nhất. Chúng ta có nhiều lựa chọn để tiếp cận và mở rộng thị trường trên internet bằng các công cụ mạng xã hội, quảng cáo… . Nhưng điều quan trọng nhất là bạn phải xây dựng được một website và giữ khách hàng lại ở đó.
Thời đại ngày nay, mỗi doanh nghiệp hay cá nhân kinh doanh thì thiết kế một website gần như là điều tất yếu. Bill Gates đã nói vào năm 2007 rằng: “Nếu từ 5 – 10 năm nữa bạn không kinh doanh qua internet thì tốt nhất bạn đừng kinh doanh nữa”.
Website đang đóng vai trò là kênh truyền thông và là công cụ kinh doanh hàng đầu cho mỗi doanh nghiệp, nó mang lại lợi ích rất lớn với chi phí thấp nhất.
Những lý do để thấy về tầm quan trọng của website:
- Tạo thương hiệu riêng của doanh nghiệp mình trên internet, tạo cơ hội tiếp xúc với khách hàng ở mọi nơi và tại mọi thời điểm.
- Có thể giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ một cách sinh động và mang tính tương tác cao.
- Tạo cơ hội để bán sản phẩm hàng hóa một cách chuyên nghiệp mà tiết kiệm được chi phí
- Tạo một hình ảnh chuyên nghiệp trước công chúng và là công cụ hiệu quả để thực hiện các chiến dịch PR và marketing
3. Các thành tố để xây dựng Website chuyên nghiệp
3.1. Tên miền (domain) Vd: beedesign.com.vn, google.com, ,…
Khái niệm Domain và Tên miền là một, Domain dịch sang tiếng Việt là Tên miền. Tên miền là một đường dẫn tới trang Web của bạn hay có thể gọi là một “địa chỉ web”.
Lấy ví dụ một của hàng kinh doanh, nếu website của bạn được ví như nội thất trong cửa hàng bao gồm những sản phẩm/dịch vụ cung cấp cũng như bàn, ghế, cách trưng bày… và máy chủ là căn nhà giúp bạn có mặt bằng, không gian để duy trì cửa hàng kinh doanh thì tên miền sẽ là một địa chỉ căn nhà giúp khách hàng tìm đến, ghi nhớ của hàng kinh doanh của bạn.
Một số đặc điểm tên miền:
- Tên miền không được vượt quá 63 ký tự (đã bao gồm phần đuôi .com, .net, .org, .info).
- Tên miền chỉ bao gồm các ký tự trong bảng chữ cái (a-z), các số (0-9) và dấu (-). Khoảng trắng và các ký tự đặc biệt khác đều không hợp lệ.
- Không bắt đầu hoặc kết thúc tên miền bằng dấu (-).
- Tên miền của bạn không cần bắt đầu bằng http:// hoặc www hay http://www.
Một số đuôi Tên miền phổ biến:
- .com: là kí hiệu viết tắt của từ “commercial”, nghĩa là thương mại, là phần mở rộng tên miền phổ biến nhất thế giới hiện nay. Hầu hết các doanh nghiệp đều mong muốn sở hữu một tên miền loại này bởi vì nó khẳng định vị thế cao của doanh nghiệp trên mạng Internet.
- .net: viết tắt của từ “network”, nghĩa là mạng lưới, thường được sử dụng bởi các nhà cung cấp dịch vụ Internet, các công ty kinh doanh website, và các tổ chức khác có liên hệ trực tiếp đến hạ tầng Internet. Ngoài ra, các công ty cũng thường chọn tên miền .net cho các website trên mạng Intranet.
- .org: viết tắt của từ “organization”, có nghĩa là tổ chức, thường được sử dụng bởi các tổ chức phi lợi nhuận và các tổ chức liên kết thương mại.
- .info: viết tắt của từ “infomation”, có nghĩa là thông tin, thuờng được đặt tên cho các trang web “tài nguyên” có uy tín và là dấu hiệu nhận biết một trang web tài nguyên. Đây cũng là phần mở rộng phổ biến nhất ngay sau các loại tên miền .com, .net và .or
- .gov: tên miền dành cho các cơ quan tổ chức thuộc chính phủ.
- .edu: tên miền dành cho các tổ chức giáo dục, trường học…
Và những tên miền quốc gia (.vn, .com.vn…) thường được người trong nước tin tưởng hơn là tên miền quốc tế (.com, .net, .org…)
3.2. Hosting
Hosting có thể hiểu đơn giản là một dịch vụ lưu trữ các dữ liệu trên web.
Gói hosting càng cao thì dung lượng lưu trữ trên website càng lớn. Đối với web nhằm mục đích giới thiệu có thể sử dụng các gói khoản 1.Gb – 1,5 GB. Web thương mại hoặc các web lớn thì có thể sử dụng các gói lớn hơn tùy vào mục đích sử dụng.
Website có thể nâng cấp được hosting trong trường hợp muốn chứa thêm nhiều dữ liệu. Việc nâng cấp lên các gói hosting cao hơn ko làm ảnh hưởng tới dữ liệu cũ của web.
3.3. Giao diện Web (tĩnh)
Là công việc của một Web Designer (Chuyên viên Thiết kế web) có nhiệm vụ tạo ra bộ mặt hay còn gọi là Giao diện (Template) website một cách hoàn chỉnh. Giao diện này có thể ở dạng Ảnh hoặc dạng Web Tĩnh HTML.
Giao diện cần phải dàn trang, cách phân bổ các tài liệu, nội dung, hình ảnh, màu sắc trên website sao cho hợp lý, đáp ứng được các mong muốn của người dùng truy cập web cũng như mang lại các trải nghiệm sử dụng web tốt nhất cho họ. Đồng thời, về phía người sở hữu hay quản trị web, Giao diện web chính là cơ sở ban đầu vô cùng quan trọng để giúp họ hình dung xem trang web của mình sau khi khởi chạy trông sẽ như thế nào, hiển thị ra sao để có các điều chỉnh, đề xuất thay đổi cho phù hợp.
Thiết kế giao diện website chuyên nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu về:
- Tính đồng bộ về nhận diện thương hiệu.
- Đảm bảo tính năng phù hợp UX/UI giữa người dùng và người quản lý website.
- Giao diện tăng khả năng SEO.
- Giao diện phù hợp cho cả PC và Mobile.
- Giao diện ấn tượng, bố cục sắp xếp khoa học, thân thiện với khách hàng.
3.4. Code web (lập trình web)
Lập trình web là công việc của một Web Developer (Lập trình viên website) có nhiệm vụ nhận toàn bộ dữ liệu (Giao diện web tĩnh) từ bộ phận thiết kế web để chuyển thành một hệ thống website hoàn chỉnh có tương tác với CSDL và tương tác với người dùng dựa trên ngôn ngữ máy tính.
Với bài viết này, Bee Design đã chia sẻ với các bạn Xây dựng website chuyên nghiệp cần gì? (P1). Nếu bạn đang cần chuyên gia tư vấn xây dựng website hay truyền thông thương hiệu số, đừng ngần ngại, hãy liên hệ với Bee Design để được các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thương hiệu tư vấn nhé!
-Br Phạm
Tham khảo thêm bài viết: Social Media và Social Network là gì? , Xây dựng trải nghiệm khách hàng hoàn hảo, Trademark là gì và cách phân biệt