0971 888 433

BLOG BEE

“Chúng tôi đam mê với công việc của mình

và từng ngày vẫn tận hưởng nó!”

BLOG THƯƠNG HIỆU

Tiêu chí đặt tên thương hiệu Nhà hàng

Giờ đây mở một nhà hàng ngoài việc phải chăm chút cho sản phẩm, dịch vụ, việc quan trọng cần phải làm là đầu tư xây dựng thương hiệu. Khởi đầu cho một thương hiệu cần có là brand name (tên thương hiệu). Là chuyên gia trong lĩnh vực thương hiệu, Bee Design sẽ chia sẻ với các bạn những tiêu chí đặt tên thương hiệu Nhà hàng trong bài viết này.   

Kinh doanh nhà hàng, quán ăn, café vẫn luôn là những lĩnh vực được đầu tư rất nhiều tại Việt Nam suốt nhiều năm qua. Chính vì được đầu tư rất nhiều, nên để đứng được vững và phát triển không phải là vấn đề dễ dàng. Cùng với việc nhiều doanh nghiệp mang các thương hiệu ngoại về nước qua hình thức nhượng quyền. Thực tế cho thấy, McDonald’s, Starbucks, KFC, Burger King, Pizza Hut, Loteria… những thương hiệu nổi tiếng trong thị trường đồ ăn, thức uống trên thế giới đều có mặt ở các thành phố lớn của Việt Nam. 

Tầm quan trọng của Brand Name

Tên thương hiệu là thứ mọi người nhắc đến đầu tiên và sử dụng nhiều nhất khi đề cập tới một brand nào đó. Số lần tên brand được nhắc tới khi trao đổi về thương hiệu gấp chục thậm chí mấy chục lần logo hay slogan. Một điều thật đơn giản, khi khách hàng nhìn vào khía cạnh nào nhiều hơn, bạn càng phải chăm chút cho khía cạnh đó.

Thông qua những cái tên của thương hiệu, doanh nghiệp và công ty có thể gửi gắm các thông điệp, các ý tưởng và định hướng tiêu thụ của mình đến đại đa số người tiêu dùng. Giữa thị trường ngày càng đa dạng và cạnh tranh hiện nay, việc gọi tên một thương hiệu và gán cho nó các đặc thù riêng sẽ giúp cho sản phẩm, dịch vụ tiếp cận được đến nhiều khách hàng hơn và tăng khả năng tiêu thụ

Tiêu chí đặt tên thương hiệu Nhà hàng Tiêu chí đặt tên thương hiệu Nhà hàng

TIÊU CHÍ ĐẶT TÊN THƯƠNG HIỆU NHÀ HÀNG:

1. Phù hợp với mô hình hoạt động

Tên thương hiệu không chỉ thể hiện phong cách, cá tính riêng của một doanh nghiệp mà còn nói lên rất nhiều điều về sản phẩm, dịch vụ mà họ đang cung cấp. Đôi khi chỉ cần đọc hoặc nghe tên thương hiệu, khách hàng đã có thể biết về sản phẩm bạn đang bán.

2. Khơi gợi cá tính của thương hiệu đối với khách hàng

Tên nhà hàng của bạn sẽ ảnh hưởng đến ấn tượng đầu tiên của thực khách đối với nhà hàng của bạn, về những gì bạn phục vụ và những gì họ có thể mong đợi khi họ đến nhà hàng của bạn. Vậy nên những điều tốt nhất, khác biệt nhất của nhà hàng so với đối thủ cạnh tranh, bạn có thể suy nghĩ đưa lên tên thương hiệu.

3. Thể hiện sự khác biệt

Tên thương hiệu cần thể hiện sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là đối thủ trực diện. Không nên đặt tên giống hoặc na ná tên của đối thủ, cũng không nên sử dụng những thành tố mà đối thủ đã sử dụng. Pin tiểu Duracell được định vị với thuộc tính “bền”, vì vậy bản thân một phần cái tên – Dura (lấy từ durable – bền) được dùng đặt tên thương hiệu để chuyển tải ý tưởng này và tạo sự khác biệt với đối thủ Energizer

4. Phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu

Hãy hình dung chuyện gì sẽ xảy ra nếu đặt tên thương hiệu mà bỏ qua phân khúc và khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp? Tên thương hiệu bằng tiếng Anh có phù hợp với người Việt phân khúc thấp cấp không? Ngược lại tên tiếng Việt liệu có thể thành công ở phân khúc người nước ngoài hay không? Điều này đặc biệt quan trọng!

Khi đặt tên thương hiệu, hãy xác định rõ thị trường mục tiêu (Việt Nam hay nước ngoài), phân khúc (thấp – trung hay cao) và khách hàng mục tiêu là ai?

Với phân khúc bình dân thì tên cần hướng tới sự đơn giản, dễ nhớ nhất có thể để khách hàng phổ thông, người lao động, nông thôn hay thành thị đều có thể đọc được. Ngược lại nếu thương hiệu của bạn định vị ở phân khúc cao cấp, hoặc một số ngành đặc thù như trang sức, thời trang cao cấp… thì tên cả âm cả chữ cần tạo được cảm giác sang trọng và cao cấp.

Sẽ thật vô nghĩa nếu tên thương hiệu thành công trong việc thu hút được nhóm khách hàng khác nhưng lại thất bại trước nhóm khách hàng mục tiêu.

5. Ngắn gọn, dễ nhớ

Đối với những doanh nghiệp mới thành lập, tên thương hiệu cần dễ nhớ dễ truyền miệng. Như vậy sẽ tạo cơ hội cho tên thương hiệu được lan truyền, được nói về nhiều hơn. Do đó, tên thương hiệu càng ngắn gọn ít từ, thanh điệu càng bắt tai càng dễ dàng được lưu tâm và tồn tại qua các cuộc chuyện trò.

Logo và tên thương hiệu luôn luôn song hành với nhiệm vụ đi sâu vào tâm trí khách hàng, gây ấn tượng và khiến mọi khách hàng luôn nhớ, liên tưởng cũng như nhắc về nó bất cứ khi nào có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung cấp. Nhiệm vụ của logo là gây ấn tượng về mặt trực quan hình ảnh, còn tên gọi là tạo nhận thức về mặt âm thanh. 2 yếu tố cần kết hợp nhịp nhàng giúp thương hiệu hình thành và phát triển trong tâm thức khách hàng.

7. Đảm bảo tính bảo hộ (điều quan trọng nhất)

Điều kiện tiên quyết là tên thương hiệu phải bảo hộ được về mặt pháp lý để tránh bị nhái. Tên dù có tuyệt vời như thế nào nhưng không bảo hộ được thì sẽ vô cùng rủi ro cho doanh nghiệp. Với những thương hiệu xác định phát triển chuyên nghiệp, nhượng quyền thương hiệu thì vấn đề pháp lý phải được đảm bảo.

Với bài viết này, Bee Design đã chia sẻ với các bạn những tiêu chí đặt tên thương hiệu Nhà hàng. Nếu bạn đang cần chuyên gia tư vấn xây dựng website hay truyền thông thương hiệu số, đừng ngần ngại, hãy liên hệ với Bee Design để được các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thương hiệu tư vấn nhé!

                                                                                                           – Br Phạm 

Tham khảo thêm bài viết:  Xây dựng thương hiệu lĩnh vực F&B, 7 bí quyết vàng thiết kế logo nhà hàng, Thiết kế nội thất nhà hàng.

 

bài viết được quan tâm

Tại sao bạn cần một chiến lược kinh doanh rõ ràng?
Tháng Mười Một 15, 2024
522 lượt xem
Ứng dụng tâm lý học màu sắc trong thiết kế bao bì
Tháng Mười Một 7, 2024
1324 lượt xem
5 mẹo xây dựng website giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng
Tháng Mười 25, 2024
2826 lượt xem
Webee Chúc mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10
Tháng Mười 20, 2024
3382 lượt xem
Dịch vụ thiết kế lịch tết độc quyền tại Webee Group
Tháng Mười 12, 2024
4443 lượt xem