0971 888 433

BLOG BEE

“Chúng tôi đam mê với công việc của mình

và từng ngày vẫn tận hưởng nó!”

BLOG THƯƠNG HIỆU

Thiết kế Logo biểu tượng hình Rồng

Doanh nghiệp của bạn đang chuẩn bị thành lập, và bạn đang đắn đo suy nghĩ không biết Logo thương hiệu sẽ theo phong cách, ý tưởng như thế nào? Bee Design sẽ chia sẻ tới các doanh nghiệp một trong những phong cách thiết kế Logo được sử dụng lâu đời nhất và khá phổ biến, phong cách sử dụng con vật trong Logo. Chủ đề hôm nay sẽ tập trung vào thiết kế Logo biểu tượng hình Rồng.

Động vật thường gắn liền với chúng ta đời sống hàng ngày, chúng mang lại cho ta cảm giác hạnh phúc, vui vẻ, quý phái, đôi khi là cả sợ hãi. Trong đó có loài vật biểu tượng cho uy quyền, sức mạnh, đẳng cấp là “Rồng”.

 

1. Ý nghĩa hình tượng Rồng

+ Đầu lạc đà                + Mũi,Bờm,Đuôi của sư tử
+ Mắt tôm hùm               + Sừng hươu
+ Thân của Rắn              + Vẩy cá chép (81 vẩy dương và 36 vẩy âm)
+ Bụng của con giao       + Gan bàn chân của hổ
+ Vuốt của chim ưng

Đối với các nước phương Đông, con rồng là kiệt tác sáng tạo nghệ thuật có lịch sử lâu đời. Trên thực tế, rồng chỉ là sản phẩm của nghệ thuật, vì nó không tồn tại trong thế giới tự nhiên mà là sự sáng tạo nghệ thuật siêu tự nhiên.

Rồng là là linh vật đứng vào hàng bậc nhất trong tứ linh “Long, Lân, Quy, Phụng”. Dân tộc ta có truyền thuyết về con Rồng từ rất sớm bởi nó gắn liền với mây, mưa, với việc trồng lúa nước, với sự tích “Con Rồng Cháu Tiên”…. Rồng là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt, sự đủ đầy, vận may, sức mạnh và cả sự uy quyền.

2. Sự khác biệt của hình tượng Rồng theo lịch sử và văn hóa

+/ Rồng thời Lý

Rồng thời Lý có thân hình tròn trặn, uốn lượn nhiều khúc, dài và nhỏ dần về phía đuôi, có dáng dấp gần gũi với loài rắn nhưng đầu Rồng có tỷ lệ cân đối so với thân, chân nhỏ, mảnh, thường là 3 ngón. Rồng thời Lý nhẹ nhàng, thanh thoát. Những khúc uốn hình chữ S gần như không thể thiếu. Nhìn tổng thể, Rồng Lý tạo ra vẻ đẹp thẩm mỹ thuần khiết, cách điệu sống động như một tuyên ngôn độc lập có giá trị đến ngày nay về mỹ thuật của Rồng Đại Việt.

Hình tượng Rồng thời Lý

+/ Rồng thời Trần

Tuy có thừa kế những yếu tố cơ bản của thời Lý nhưng đã có những biến đổi về chi tiết. Dạng tự chữ “S” dần dần mất đi hoặc biến dạng thành hình con, đồng thời xuất hiện thêm hai chi tiết là cặp sừng và đôi tay. Đầu rồng uy nghi và đường bệ với chiếc mào lửa ngắn hơn. Thân rồng tròn lẳn, mập mạp, nhỏ dần về phía đuôi, uốn khúc nhẹ, lưng võng hình yên ngựa. Đuôi rồng có nhiều dạng, khi thì đuôi thẳng và nhọn, khi thì xoắn ốc. Các vảy cũng đa dạng. Có vảy như những nửa hình hoa tròn nhiều cánh đều đặn, có vẩy chỉ là những nét cong nhẹ nhàng.

Hình tượng Rồng thời Trần

+/ Rồng thời Lê

Rồng thời Lê thay đổi hẳn. Rồng không nhất thiết là một con vật mình dài uốn lượn đều đặn nữa mà ở trong nhiều tư thế khác nhau. Đầu rồng to, bờm lớn ngược ra sau, mào lửa mất hẳn, thay vào đó là một chiếc mũi to. Thân rồng lượn hai khúc lớn. Chân có năm móng sắc nhọn quắp lại dữ tợn. Cũng chính bắt đầu từ thời đại này xuất hiện quan niệm tứ linh (bốn con vật thiêng) tượng trưng cho uy quyền của vương triều Rồng đứng đầu trong tứ linh.

Hình tượng Rồng thời Lê

+/ Rồng thời Nguyễn

Rồng được thể hiện ở nhiều tư thế, ẩn mình trong đám mây, hoặc ngậm chữ thọ, hai rồng chầu mặt trời, chầu hoa cúc, chầu chữ thọ… Phần lớn mình rồng không dài ngoằn mà uốn lượn vài lần với độ cong lớn. Đầu rồng to, sừng giống sừng hươu chĩa ngược ra sau. Mắt rồng lộ to, mũi sư tử, miệng há lộ răng nanh. Vảy trên lưng rồng có tia, phân bố dài ngắn đều đặn. Râu rồng uốn sóng từ dưới mắt chìa ra cân xứng hai bên. Hình tượng rồng dùng cho vua có năm móng, còn lại là bốn móng.

Hình tượng Rồng thời Nguyễn

Tùy thuộc vào từng văn hóa, tín ngưỡng mà hình tượng Rồng được thể hiện và mang một giá trị khác nhau. Đối với văn hóa Phương Tây hình tượng Rồng cũng khác với văn hóa của Phương Đông.

Biểu tượng Rồng văn hóa Phương Tây

Rồng phương Tây thường đại diện cho sức mạnh hung hãn, đáng sợ.

3. Lưu ý khi sử dụng hình tượng Rồng trong nhận diện thương hiệu

Một yếu tố các doanh nghiệp cần lưu ý khi sử dụng hình tượng Rồng trong Logo là tối giản đường nét. Để đảm bảo tính dễ dàng nhận diện, ứng dụng linh hoạt thì Logo nên tối giản. Ngoài ra tùy vào tính chất ngành nghề, mong muốn truyền tải ý nghĩa của chủ doanh nghiệp mà hình tượng Rồng trong Logo được thể hiện theo nhiều cách khác nhau. Mang lại cho khách hàng cảm nhận khác nhau như: mềm mại, thân thiện, sang trọng, uy nghi,… .

Ngoài ra đối với những ấn phẩm về bao bì, nhãn mác, họa tiết trang trí, hoặc một số hạng mục cần biểu tượng Rồng phải được thiết kế một cách tỉ mỉ, chi tiết rõ ràng, thể hiện văn hóa thì cần phải nghiên cứu kỹ văn hóa.

4. Ứng dụng hình tượng Rồng vào thiết kế Logo

Thiết kế Logo biểu tượng hình Rồng

Dự án Nam Phúc Long – Bee Design

Thiết kế Logo biểu tượng hình Rồng

Dự án Đất Xanh Thăng Long – Bee Design

Thiết kế Logo biểu tượng hình Rồng

Dự án THACOGROUP – Bee Design

Thiết kế Logo biểu tượng hình Rồng

 

Dự án thiết kế UOMO RICCO

Bài viết này Bee Design đã chia sẻ với các bạn những ý nghĩa, đặc trưng của việc thiết kế Logo biểu tượng hình Rồng. Nếu bạn đang quan tâm tới bất kỳ vấn đề xoay quanh xây dựng thương hiệu, đừng ngần ngại, hãy liên hệ với Bee Design để được các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thương hiệu tư vấn nhé.! 

Hãy cùng Bee dựng xây một thương hiệu chuyên nghiệp qua các bước:

  1. Đặt tên thương hiệu
  2. Sáng tác Slogan
  3. Thiết kế logo chuyên nghiệp
  4. Thiết kế hệ thống nhận thương hiệu
  5. Truyền thông thương hiệu

                                                                                                                                   -Br Phạm 

Tham khảo thêm bài viết:  Thiết kế Logo cho người mệnh Hỏa, Cách thức đo lường giá trị thương hiệu, Thiết kế Logo hình vuông.

bài viết được quan tâm

Cách xây dựng thương hiệu cho người mới bắt đầu
Tháng Mười Một 22, 2024
104 lượt xem
Tại sao bạn cần một chiến lược kinh doanh rõ ràng?
Tháng Mười Một 15, 2024
778 lượt xem
Ứng dụng tâm lý học màu sắc trong thiết kế bao bì
Tháng Mười Một 7, 2024
1577 lượt xem
5 mẹo xây dựng website giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng
Tháng Mười 25, 2024
3082 lượt xem
Webee Chúc mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10
Tháng Mười 20, 2024
3640 lượt xem