SEO là gì?
SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization. SEO là một thành phần đặc biệt quan trọng trong chiến lược Digital marketing hiện nay, để thành công với SEO bạn cần bắt đầu từ người dùng, chính xác hơn là Search Intent (ý định tìm kiếm) là mục tiêu cuối cùng của người tìm kiếm đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi, thắc mắc của họ qua công cụ tìm kiếm, các thuật toán của Google như Hummingbird, Rankbrain sẽ tìm ra những trang có nội dung phù hợp nhất với cụm từ truy vấn đáp ứng được ý định tìm kiếm của người dùng.
Khi hiểu được mục đích đằng sau mỗi truy vấn tìm kiếm là bước đầu để bạn nghiên cứu và tạo ra Content hữu ích đáp ứng được mục đích người dùng.
1. SEO tổng thể
SEO tổng thể là tối ưu hoá toàn bộ website theo tiêu chuẩn Google cùng một số yếu tố khác để tăng uy tín và chất lượng cho website, đồng thời nâng cao trải nghiệm người dùng.
Để tối ưu hóa SEO tổng thể, cần đảm bảo 3 yếu tố chính. Đó là Onpage SEO, Offpage SEO và technical (kỹ thuật).
2. SEO từ khóa
Khác với SEO tổng thể, SEO từ khóa chỉ tập trung tối ưu hóa từ khóa để tăng thứ hạng cao nhất trên trang kết quả tìm kiếm như Google.
Tuy nhiên để SEO từ khóa thì tổng thể website cũng cần tối ưu hoá tốt các mặt onpage, offpage, kỹ thuật.
3. SEO Social
Trong SEO Social, các trang social media và tương tác của người dùng trên Facebook hay Twitter sẽ kết hợp với SEO Google để góp phần nâng cao thứ hạng của website trên trang kết quả tìm kiếm tự nhiên.
Trên cơ bản, dù SEO hay nền tảng social media thì nội dung thu hút, hấp dẫn vẫn là yếu tố quyết định để được xếp thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm.
4. SEO ảnh
SEO ảnh là quá trình tối ưu hoá giúp hình ảnh sản phẩm, hình ảnh website xếp hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm của Google và các công cụ tìm kiếm hình ảnh khác. Những công việc chính trong tối ưu hoá hình ảnh bao gồm:
- Tối ưu hoá dung lượng file hình nhằm tối ưu hoá tốc độ tải trang.
- Đặt tên file bằng từ khóa hay nội dung hình, không dấu, nối nhau bằng “-”. Ví dụ: dich-vu-seo-tot-nhat.png
- Tối ưu hoá các thành phần khác như caption, alt tag, structured data, open graph …
5. SEO App
Thực tế là có nhiều người sử dụng thiết bị mobile hơn desktop. Và cũng có rất nhiều các phương pháp khác nhau giúp app xuất hiện trên kết quả tìm kiếm mobile.
Do đó, SEO app để app của bạn có thể hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm này là vô cùng quan trọng. Nó không chỉ thu hút kha khá người dùng mới mà còn có tác dụng retarget người dùng hiện tại.
6. SEO Local
SEO local là loại hình SEO phù hợp với các hình thức kinh doanh tại địa phương.
Nói dễ hiểu là khi bạn có website và đặt mục tiêu thu hút khách hàng ghé cửa hàng của bạn tại địa phương đó thì đây là lựa chọn tốt nhất.
Với SEO local, bạn cần thêm tên doanh nghiệp, địa chỉ, thông tin liên hệ lên tất cả các trang trên website.
- Thêm Local Business schema trên trang chủ
- Tạo tài khoản Google My Business
- Đăng ký doanh nghiệp với Yelp, Yahoo small business, Foursquare …
- Quảng cáo website trên các danh mục/website địa phương (ví dụ như trên trang báo online địa phương).
Khác biệt giữa SEO và Adwords
Khi bạn search từ khóa, bạn có thể nhìn thấy hàng loạt kết quả tìm kiếm được trả về. Vậy đây là kết quả của Google Adwords đâu là kết quả của SEO và chúng có gì khác biệt?
Mục tiêu của SEO
Mục tiêu của SEO khá đơn giản, đó chính là lên Top Google? Không không hẳn như vậy, tôi tìm đến SEO không hẳn là vì Top mà là vì sức ảnh hưởng mà Top Google mang đến cho tôi. Đó chính là Doanh Thu và Thương Hiệu.
“80% user click vào kết quả Organic thay vì Google Ads. Và trong 80% đó có trung bình 65% click vào kết quả top 5.”
Những số liệu đó không nói dối. Do đó, trong quá trình làm SEO thì việc thứ hạng website đứng thứ bao nhiêu trên thanh công cụ tìm kiếm là điều quan trọng nhất. Điều này cũng tương tự như việc bạn trưng bày sản phẩm và phải làm sao cho sản phẩm đó ở vị trí nổi bật nhất và dễ dàng thấy nhất.
SEO onpage là gì?
SEO onpage là tối ưu hóa những gì hiển thị trên trang web như meta, content, heading, hình ảnh,… với mục đích tăng thứ hạng của trang wed trên công cụ tìm kiếm.
SEO onpage đề cập đến các hoạt động trên một trang web để cải thiện khả năng hiển thị organic. Điều này phần lớn có nghĩa là tối ưu hóa một trang web và nội dung để cải thiện khả năng truy cập, mức độ liên quan và trải nghiệm cho người dùng.
Một số hoạt động SEO onpage bao gồm:
- Nghiên cứu từ khóa: Phân tích các loại từ và tần suất được sử dụng bởi các khách hàng tiềm năng để tìm một dịch vụ hoặc sản phẩm của thương hiệu. Hiểu ý định của họ và mong đợi của người dùng từ tìm kiếm của họ.
- Kiểm toán kỹ thuật: Đảm bảo trang web có thể được thu thập và lập chỉ mục, được nhắm mục tiêu theo địa lý chính xác và không có lỗi hoặc rào cản kinh nghiệm người dùng.
- Tối ưu hóa tại chỗ: Cải thiện cấu trúc trang web, điều hướng nội bộ, căn chỉnh trên trang và mức độ phù hợp nội dung để giúp ưu tiên các khu vực chính và nhắm mục tiêu cụm từ tìm kiếm có liên quan.
- Trải nghiệm người dùng: Đảm bảo nội dung cho thấy chuyên môn, quyền hạn và sự tin cậy, sử dụng đơn giản, nhanh chóng và cuối cùng cung cấp trải nghiệm tốt nhất có thể cho người dùng chống lại đối thủ.
SEO offpage là gì?
SEO offpage là phương pháp tối ưu hóa các yếu tố bên ngoài website. Những thứ đó bao gồm link building, các kênh social media, social media bookmarking, … nhằm mục đích tăng số lượng liên kết có uy tín từ các trang web khác. Vì các công cụ tìm kiếm sử dụng chúng như một điểm số như một phiếu tín nhiệm.
Liên kết từ các trang web và trang có độ tin cậy, mức độ phổ biến và mức độ liên quan sẽ truyền nhiều giá trị hơn cho một trang web khác, hơn là một trang web nghèo, không xác định không được các công cụ tìm kiếm tin cậy. Vì vậy, chất lượng của một liên kết là tín hiệu quan trọng nhất.
Ví dụ một số hình thức SEO Offpage phổ biến:
- Xây dựng Sites để chạy backlinks
- Đặt Backlinks tại các trang có độ uy tín cao. Có thể trong bài viết hay footer với một mức giá nhất định
- Sử dụng mạng xã hội để đi backlinks
Rõ ràng có một số lượng lớn lý do tại sao một trang web có thể liên kết với một trang web khác và không phải tất cả chúng đều phù hợp với các danh mục trên.
Nếu SEO tốt, doanh nghiệp sẽ liên tục xuất hiện trên top đầu của các công cụ tìm kiếm. Nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp cũng sẽ đạt được hiệu quả trông thấy. Điều này sẽ góp phần giúp thương hiệu của doanh nghiệp ngày càng phát triển và mở rộng hơn.
Cảm ơn bạn đã tham khảo bài viết của Webee Design. Chúng tôi rất sẵn lòng được lắng nghe và chia sẻ về các đề tài trong lĩnh vực Branding.
Webee Design tự hào là một trong những tổ chức hàng đầu luôn đem đến cho khách hàng dịch vụ tư vấn thiết kế chuyên nghiệp nhất.
Gói dịch vụ Webee Design cung cấp gồm:
- Đặt tên thương hiệu.
- Sáng tác Slogan.
- Thiết kế Logo.
- Đăng ký bảo hộ thương hiệu.
- Thiết kế nội thất, không gian thương hiệu.
- Thiết kế bộ nhận diện văn phòng.
- Thiết kế ấn phẩm quảng cáo.
- Thiết kế bộ saleskit
- Thiết kế website giới thiệu, thương mại.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
———————————————————————————————————————————————————
WEBEE GROUP
- VĂN PHÒNG HÀ NỘI
A: Tầng 6 Tòa nhà văn phòng Số 91 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
H: 0971 888 433 | 0982 282 123 | E: contact@webee.com.vn
- VĂN PHÒNG HỒ CHÍ MINH
A: 339/34A8 Tô Hiến Thành, Quân 10, TP. Hồ Chí Minh
H: 0971 888 433 | 0982 282 123 | E: info@webee.com.vn
Website: https://beedesign.com.vn/ | http://webee.com.vn/ | http://beedesign.vn/