0971 888 433

BLOG BEE

“Chúng tôi đam mê với công việc của mình

và từng ngày vẫn tận hưởng nó!”

BLOG THƯƠNG HIỆU

Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu

Hiện nay, thuật ngữ “nhãn hiệu” và “thương hiệu” được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu một cách chính xác hai thuật ngữ này và có sự nhầm lẫn và coi hai thuật ngữ này là một. Sau đây Bee Design xin giới thiệu một số điểm để làm rõ và phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu.

Khái niệm phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu

  • Trên phương diện pháp lý : Khái niệm “nhãn hiệu” được luật hóa quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam, còn “thương hiệu” thì không phải là khái niệm được luật hóa.
  • Nhãn hiệu (trade mark) theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): nhãn hiệu là “các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau”.Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu

Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng đưa ra định nghĩa nhãn hiệu như sau: là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau ( khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ).

  • Thương hiệu (Brand) là thuật ngữ mới được sử dụng rộng rãi ở nước ta trong thương mại, quảng cáo nên nó trở nên thông dụng được đa số người dân sử dụng và được cho là tương đương với “nhãn hiệu”.

Như vậy, thuật ngữ “nhãn hiệu” và “thương hiệu” sử dụng trong bối cảnh khác nhau, dưới góc độ pháp lý chúng ta sử dụng “ nhãn hiệu”, còn ở góc độ quản trị doanh nghiệp thường dùng thuật ngữ thương hiệu.

phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu

Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu

Thương hiệu (brands) theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.

Nhãn hiệu (marks) theo định nghĩa tại Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Các nhãn hiệu khác của Pepsi
Các nhãn hiệu khác của CocaCola

1. Tính hữu hình phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu

Tính hữu hình là một trong những yếu tố đầu tiên khi bàn về sự khác biệt giữa nhãn hiệu và thương hiệu. Nhãn hiệu là những dấu hiệu nhận biết được bằng các giác quan thường là thị giác, đó có thể là chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Luật một số nước, như Hoa Kỳ, còn công nhận nhãn hiệu bằng mùi hương.

Thương hiệu thì khác, nó không hữu hình hay dễ nhận biết như nhãn hiệu. Khi nói: “Sản phẩm này có thương hiệu rồi”, người ta sẽ liên tưởng đến những yếu tố tạo nên danh tiếng cho sản phẩm đó, bao gồm cả hữu hình lẫn vô hình, như kiểu dáng, chất lượng sản phẩm, định hình nhãn hiệu của sản phẩm, giá cả, thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng, cảm nhận của khách hàng…

phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu

2. Cách tiếp cận và bảo hộ

Nhãn hiệu là thuật ngữ được sử dụng trong luật và là một trong những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu được xác lập thông qua thủ tục đăng ký (trừ trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng) và sau khi đăng kí, nhãn hiệu được pháp luật bảo hộ.

Trong khi đó, thương hiệu lại không phải đối tượng điều chỉnh của luật pháp và không được luật pháp bảo hộ. Chủ thể tạo ra thương hiệu cho một sản phẩm không phải người tạo ra sản phẩm đó, cũng không phải là cơ quan nhà nước mà chính là người tiêu dùng thông qua quá trình họ sử dụng và đánh giá sản phẩm. Thái độ và cảm nhận tích cực của một lượng đủ lớn người tiêu dùng đối với sản phẩm tạo nên thương hiệu cho sản phẩm đó.

3. Giá trị

Nhãn hiệu và thương hiệu khác nhau ở giá trị. Nhãn hiệu sau khi thực hiện thủ tục đăng kí trở thành tài sản và có thể được định giá, nhưng thương hiệu thì không thể được định giá một cách dễ dàng bởi nó là thành quả của cả một quá trình. Người ta có thể bắt chước một nhãn hiệu nổi tiếng nào đó để gắn lên sản phẩm của mình nhưng thương hiệu thì không thể bắt chước hay làm giả được bởi nó bao hàm nhiều yếu tố và được cảm nhận bởi chính mỗi người tiêu dùng.

4. Sự hình thành nhãn hiệu và thương hiệu

Trong nhiều trường hợp, chỉ cần thực hiện thủ tục đăng kí thì một dấu hiệu nào đó có thể được công nhận là nhãn hiệu. Còn để tạo dựng được thương hiệu, doanh nghiệp phải mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền của. Có không ít những doanh nghiệp hoạt động rất lâu năm nhưng vẫn không thể tạo dựng được thương hiệu cho mình.

5. Về mặt pháp lý

Ở góc độ pháp lý, sử dụng thuật ngữ nhãn hiệu hàng hóa là đúng như trong quy định của pháp luật Việt Nam nhưng ở góc độ quản trị doanh nghiệp thì người ta sử dụng thuật ngữ thương hiệu nhiều hơn.

Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam chưa có định nghĩa về thương hiệu mà chỉ đưa ra định nghĩa về thương hiệu, do đó chỉ có nhãn hiệu mới về đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Vì chí có nhãn hiệu là đối tượng của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam nên  nhãn hiệu được các cơ quan quản lý Nhà nước công nhận và bảo hộ còn thương hiệu là kết quả phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp và người tiêu dùng chính là người công nhận.

6. Về khía cạnh vật chất phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu

Nói đến thương hiệu là nói đến hình tượng về hàng hóa trong tâm trí người tiêu dùng. Ví dụ như khi nói tới điện thoại Nokia, người dùng sẽ hình dung ra một sản phẩm bền, điện thoại Iphone thì “sang chảnh”,…

Còn nhãn hiệu lại có thể là từ ngữ, hình ảnh, biểu tượng…giúp khách hàng nhận diện bên ngoài của hàng hóa.

7. Về thời gian tồn tại

Thương hiệu tồn tại lâu hơn nhãn hiệu. Có những thương hiệu nổi tiếng mãi theo thời gian nhưng nhãn hiệu thì thay đổi theo những yếu tố tác động bên ngoài nhất định như thị hiếu người tiêu dùng… Hơn nữa nhãn hiệu được bảo hộ trong thời gian có hạn, còn thương hiệu được định vị lâu dài trong tâm trí của người tiêu dùng.

Tiêu chí Thương hiệu Nhãn hiệu
Về mặt pháp lý Thương hiệu không là đối thượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam Nhãn hiệu là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam
Về khía cạnh vật chất Tồn tại trong tâm trí người tiêu dùng Người tiêu dùng nhận diện qua hình ảnh, từ ngữ, biểu tượng,…
Về thời gian tồn tại Lâu dài Có thời hạn

Tổng kết về phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu

Do đó, theo quy định của pháp luật, chỉ có “nhãn hiệu” mới là đối tượng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và bảo hộ thông qua việc cấp văn bằng bảo hộ hay còn gọi là giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, còn “ thương hiệu” được tạo nên qua quá trình xây dựng, phát triển doanh nghiệp, giúp khẳng định sức cạnh tranh và giá trị của mình trên thị trường.

·  Tạo nên thương hiệu của doanh nghiệp có thể là một hoặc kết hợp một số các yếu tố sau, khi các yêu tố đó được biết đến rộng rãi và tạo được uy tín nhất định

·  Từ ngữ đặc trưng: thường là các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại của doanh nghiệp

·  Kiểu dáng công nghiệp

·  Biểu trưng (logo): là các nhãn hiệu hình hoặc phần hình đặc trưng của doanh nghiệp

·  Khẩu hiệu đặc trưng (slogan)

·  Màu sắc đặc trưng

·  Kiểu dáng đặc trưng của sản phẩm

·  Âm thanh, mùi vị

·  Phương thức phục vụ, chăm sóc khách hàng

·  Việc đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu đã được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ, nhưng đối tượng thương hiệu lại không được luật hóa nên để bảo hộ thương hiệu , việc tiến hành bảo hộ nhãn hiệu của doanh nghiệp là thật sự cần thiết.

·  Nhãn hiệu và thương hiệu trên thực tế đều có thể định giá để xác định tài sản, góp vốn hay chuyển nhượng, chuyển giao quyền. Nhưng do bản chất chúng không hoàn toàn giống nhau nên doanh nghiệp cần đánh giá cụ thể để xác định.

Cảm ơn bạn đã tham khảo bài viết của Bee Design. Chúng tôi rất sẵn lòng được lắng nghe và chia sẻ về các đề tài trong lĩnh vực branding.

Bee Design tự hào là một trong những tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ hàng đầu luôn đem đến cho khách hàng dịch vụ tư vấn và dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ chuyên nghiệp nhất.

Gói dịch vụ Bee Design cung cấp gồm:  

                                         

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

———————————————————————————————————————————————————————————————————————————————

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ SÁNG TẠO BEE WORK

  • VĂN PHÒNG HÀ NỘI

A: Tầng 4 Tòa nhà văn phòng Số 14/29 Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội

H: 0971 888 433 | 0982 282 123   |   E: contact@beedesign.vn

  • VĂN PHÒNG HỒ CHÍ MINH

A: 339/34A8 Tô Hiến Thành, Quân 10, TP. Hồ Chí Minh

Website: https://beedesign.com.vn/   |   http://beedesign.vn/

♠ ONG MẬP ♠

bài viết được quan tâm

Tại sao bạn cần một chiến lược kinh doanh rõ ràng?
Tháng Mười Một 15, 2024
582 lượt xem
Ứng dụng tâm lý học màu sắc trong thiết kế bao bì
Tháng Mười Một 7, 2024
1383 lượt xem
5 mẹo xây dựng website giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng
Tháng Mười 25, 2024
2885 lượt xem
Webee Chúc mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10
Tháng Mười 20, 2024
3440 lượt xem
Dịch vụ thiết kế lịch tết độc quyền tại Webee Group
Tháng Mười 12, 2024
4502 lượt xem