Màu sắc đưa ta đến hội họa. Thông qua màu sắc, hội họa giúp con người dễ dàng ghi lại những khoảnh khắc đáng quý trong cái hồn của từng nét vẽ, từng khối màu. Và điều này cũng diễn ra trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, vì bản chất, hội họa và đồ họa vốn rất gần nhau.
Các designer coi màu sắc là một thứ ngôn ngữ vô hình mà đầy năng lượng để qua đó, thể hiện và truyền tải ý tưởng thiết kế một cách thu hút và hiệu quả nhất. Trong khuôn khổ của bài viết dưới đây, Bee Design xin chia sẻ với quý độc giả về ý nghĩa màu sắc trong thiết kế đồ họa.
Màu đỏ tươi
Màu đỏ tươi là màu sắc đa số người cảm nhận khi nhìn vào
Màu đỏ tươi là màu nằm giữa màu đỏ và màu da cam. Nó đỏ hơn màu đỏ son.
Ứng dụng:
Thường, màu đỏ tươi là màu của lửa. Nó cũng có thể coi là màu của máu.
– Đội xe Ferrari trong đua xe F1 sử dụng màu đỏ tươi.
– Màu đỏ tươi là màu biểu tượng cho xứ Wales và cho Vương quốc Anh.
– Cảnh sát hoàng gia Canada, (RCMP) mặc áo jacket đỏ tươi như là một phần trong lễ phục của họ.
Màu nâu đen
Màu nâu đen là chất màu nâu sẫm lấy từ túi mực của con mực, và nó còn được gọi là màu mực hay màu nâu xám sẫm.
Màu nâu đen này trong quá khứ được sử dụng như mực viết. Trong những năm cuối thế kỷ 18, giáo sư Jacob Seydelmann từ Dresden đã phát triển một quy trình để chiết và sản xuất dạng đặc hơn để sử dụng trong chế tạo màu nước và sơn dầu.
Màu nâu đen cũng là màu ưa thích trong công nghệ nhiếp ảnh; màu này có thể thu được với quy trình rửa ảnh để tạo ra sắc nâu vàng. Ánh đỏ mà chúng ta cho là liên quan đến màu nâu đen thực tế là kết quả của sự mờ dần đi theo thời gian. Do đó, màu nâu đen là một thuật ngữ được định nghĩa rất mơ hồ.
Màu bạc
Màu bạc là màu xám có ánh kim rất gần với bạc đánh bóng. Trong phù hiệu học không có sự phân biệt rõ ràng giữa màu bạc và màu trắng, được mô tả như là “màu trắng bạc”.
Cảm nhận thị giác thông thường liên kết với bạc kim loại là do ánh kim loại của nó. Nó không thể tái tạo bằng một màu thuần nhất, vì hiệu ứng ánh kim là do do độ sáng của vật liệu là cái dao động theo góc của bề mặt vật tới nguồn sáng và của người quan sát. Do đó, trong nghệ thuật người ta thường sử dụng sơn kim loại (sơn nhũ) để tạo độ lấp lánh như bạc kim loại. Mẫu màu xám như trong trang này không thể coi như là màu bạc.
Màu nâu tanin
Màu nâu tanin là màu nâu ánh hung đen. Tên gọi của nó có xuất xứ từ chữ tannum, hay nước ép từ vỏ cây sồi, được sử dụng trong quy trình thuộc da. Kết quả của quy trình này thông thường tạo ra da với màu ‘tanin’.
Màu xanh mòng két
Màu xanh mòng két là màu xanh lá cây ánh xanh lam, với sắc lục nhiều hơn xanh lơ và, vì thế, sẫm hơn. Nó có tên như vậy là do có màu gần với màu lông cánh của mòng két (động vật họ Anatidae giống Anas loài Crecca).
Màu xanh Thổ
Màu xanh Thổ là màu có giá trị trung bình do pha trộn của màu xanh lam và xanh lá cây. Cảm giác về màu sắc này là nữ tính, ngọt ngào, trong khi đó các sắc thái sẫm hơn thông thường là phức tạp và tao nhã hơn. Nó cũng là màu của khoáng chất phổ biến, có giá trị trong ngành nữ trang. Nó có liên hệ mật thiết với vùng Trung Đông và tây nam nước Mỹ. Thuật ngữ xanh Thổ có xuất xứ từ Thổ Nhĩ Kỳ và màu sắc này hiện diện trong nước biển ven bờ biển nước này. Các từ xanh mòng két, lục-lam và ngọc xanh nước biển là những từ đồng nghĩa với xanh Thổ.
Màu đỏ son
Màu đỏ son là màu sắc đa số người cảm nhận khi nhìn vào hình bên. Đỏ son là màu rất giống như đỏ. Nó có màu đỏ sáng nhưng có ánh màu da cam rất nhẹ. Gọi là màu đỏ son do màu của một số loại son đỏ rất giống như vậy.
Màu tím
Màu tím là màu sắc đa số người cảm nhận khi nhìn vào
Màu tím có thể còn được gọi là viôlét xuất phát từ tiếng Pháp và tiếng Anh, violet, được gọi như vậy theo màu hoa của cây violet.
Màu này được cảm nhận với nhiều sắc thái xanh lam hơn màu tím.
Màu xanh crôm
Màu xanh crôm là chất liệu màu xanh lá cây ánh xanh lam, là màu của ôxít crôm ngậm nước, có độ bão hòa màu trung bình và tương đối sẫm. Nó được cảm nhận là có màu xanh lá cây nhiều hơn xanh lam.
Màu trắng
Màu trắng là màu có độ sáng cao nhưng giá trị màu sắc bằng 0. (Chính xác hơn thì nó chứa toàn bộ các màu của quang phổ và đôi khi được mô tả như màu tiêu sắc — màu đen thì là sự vắng mặt của các màu). Cảm giác về ánh sáng trắng có thể được tạo ra bằng cách phối trộn (thông qua một quy trình gọi là “phối trộn bổ sung”) của các màu gốc của quang phổ với các cường độ thích hợp: màu đỏ, màu xanh lá cây, màu xanh lam, nhưng cần phải lưu ý rằng việc chiếu sáng thông qua kỹ thuật này có sự khác biệt đáng kể với những nguồn sáng trắng
Trong vẽ, nhuộm hay sơn cảm giác về màu trắng có thể được tạo ra theo một trong hai cách sau: phản xạ ánh sáng bao quanh một nền trắng hay sử dụng các chất màu tạo cảm giác màu trắng để vẽ, sơn, nhuộm.
Màu trắng khi trộn với màu đen sẽ cho màu xám. Đối với các sinh viên theo học ngành nghệ thuật đồ họa, việc sử dụng màu trắng có thể nảy sinh các vấn đề nào đó, do đó luôn luôn có ít nhất một học trình về việc sử dụng màu trắng trong nghệ thuật.
Trong Các màn hình máy tính thông thường có chức năng quản lý nhiệt độ màu, cho phép người sử dụng lựa chọn nhiệt độ màu (thông thường thông qua một tập hợp nhỏ các giá trị cố định trước) của ánh sáng phát xạ khi máy tính cung cấp các tín hiệu điện tử phù hợp với “màu trắng”. Tọa độ RGB của màu trắng là (255, 255, 255).
Màu vàng
Màu vàng là màu sắc của ánh sáng tác động đều lên hai loại tế bào cảm thụ màu đỏ và tế bào cảm thụ màu lục và rất yếu lên tế bào cảm thụ màu lam của mắt người.
Theo định nghĩa, một số hỗn hợp đều của ánh sáng màu đỏ và xanh lá cây tạo nên cảm giác màu vàng.
Màu vàng là một trong số các màu gốc trong hệ màu CMY (hay CMYK, dùng trong in ấn, sơn, nhuộm, …), và màu bù của nó là màu xanh lam của hệ màu RGB. Tuy nhiên, vì các đặc trưng của các chất màu hay sơn sử dụng trong quá khứ, các thợ sơn hay họa sĩ thông thường nói tới phần bù của nó là màu tía.
Khi màu vàng trộn với màu xanh lá cây, nó tạo thành màu vàng chanh.
“Cuộc sống là một dãy màu đa sắc, điều quan trọng là phải chọn đúng tông màu của chính mình và sống đúng với ý nghĩa của tông màu đó”
T.H/ Ong vàng
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
—————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ SÁNG TẠO BEE WORK
- VĂN PHÒNG HÀ NỘI
A: Tầng 4 Tòa nhà văn phòng Số 14/29 Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội
H: 0971 888 433 | 0982 282 123 | E: contact@beedesign.vn
- VĂN PHÒNG HỒ CHÍ MINH
A: 339/34A8 Tô Hiến Thành, Quân 10, TP. Hồ Chí Minh
H: 0971 888 433 | 0982 282 123 | E: info@beedesign.vn
Website: https://beedesign.com.vn/ | http://beedesign.vn/