0971 888 433

BLOG BEE

“Chúng tôi đam mê với công việc của mình

và từng ngày vẫn tận hưởng nó!”

BLOG THƯƠNG HIỆU

ĐĂNG KÝ BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU VÀ NHỮNG SAI LẦM CẦN TRÁNH

Đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu mang đến cho doanh nghiệp sự độc quyền sử dụng và khai thác đối với nhãn hiệu. Điều này sẽ ngăn chặn người khác tiếp thị các sản phẩm trùng hoặc tương tự dưới một nhãn hiệu hoặc trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn. Quá trình đăng ký bảo hộ thương hiệu liên quan nhiều tới vấn đề về pháp lý, do đó bạn cần tìm hiểu thật kỹ để tránh gặp phải những sai lầm tai hại. Bằng kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, Bee Design sẽ tổng hợp để giúp quý khách hàng có thể nắm bắt được nhé.

Nên tra cứu tên thương hiệu trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu  

Bảo hộ thương hiệu là một trong những việc vô cùng cấp thiết và quan trọng đối với các doanh nghiệp, tổ chức hiện nay. Đó là “tiếng nói pháp lý” giúp bảo vệ quyền lời, quyền sở hữu trí tuệ của các cá nhân, tổ chức trước tình trạng chảy máu chất xám như hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình đăng ký, không tránh khỏi có những sai xót xảy ra. Do đó, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những lưu ý cần quan tâm khi đăng ký bảo hộ thương hiệu.

Cần phân biệt rõ thương hiệu, nhãn hiệu và tên thương mại

Thực tế, có rất nhiều người vẫn cho rằng thương hiệu hay nhãn hiệu, tên thương mại là một. Chính sai lầm này sẽ dẫn tới các hoang mang khi tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu.

Bạn có biết sự khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu là gì?

Nhãn hiệu, tên thương mại là hai đối tượng khác nhau, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp thường xuyên nhầm lẫn.

Hầu hết các doanh nghiệp hay mặc nhiên coi tên thương mại của mình là nhãn hiệu. Không tiến hành đăng ký để xác lập quyền sở hữu dẫn đến những tranh chấp nhãn hiệu không đáng có tốn nhiều chi phí.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do Cục Sở hữu trí tuệ cấp. Còn quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó.

Cụ thể như sau:

  • Nhãn hiệu (trademark):  hay còn biết tới là “dấu hiệu” để phân biệt sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức này với cá nhân, tổ chức khác. Nhãn hiệu có thể là hình ảnh, chữ cái, từ ngữ được kết hợp và thể hiện bằng một hoặc các màu sắc khác nhau.

Với một tổ chức, nhãn hiệu được coi là sản phẩm hữu hình và cần được đăng ký bảo hộ do cơ quan pháp lý công nhận. Đề mục này được xây dựng trên Hệ thống luật pháp quốc gia.

  • Thương hiệu ( Brand): theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO có thể hiểu đơn giản rằng đây cũng là một yếu tố dùng để nhận biết sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nào đó được sản xuất, cung cấp bởi một cá nhân hoặc tổ chức, doanh nghiệp.

Đối với người tiêu dùng, thương hiệu còn thể hiện, khẳng định xuất xứ và chất liệu của sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa mà họ đang sử dụng ra sao, ở mức độ nào. Đây là tài sản vô hình, “linh hồn” của một doanh nghiệp nên việc bảo hộ thương hiệu là vô cùng quan trọng và cấp thiết.

Để được coi là một thương hiệu thì không chỉ có sự khẳng định từ cơ quan pháp lý mà còn có sự thừa nhận từ người tiêu dùng.

  • Tên thương mại (Trade name): hiểu đơn giản đây là tên gọi của một tổ chức, công ty, doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động kinh doanh, giúp phân biết với các tổ chức, công ty, doanh nghiệp khác cũng kinh doanh trong lĩnh vực, mặt hàng hay dịch vụ tương tự.

Việc nhận biết rõ sự khác biệt giữa 3 khái niệm này sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn bảo hộ thương hiệu là gì, vai trò và ý nghĩa của nó có tầm ảnh hưởng, quan trọng như thế nào với doanh nghiệp của bạn.

Nhãn hiệu lấy các ý tưởng đặc trưng của các thương hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu nổi tiếng

Việc thiết kế nhãn hiệu dựa trên những ý tưởng đặc trưng của các thương hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu nổi tiếng là điều vô cùng sai lầm. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp thiết kế logo, thương hiệu, nhãn hiệu mang các dấu hiệu của các thương hiệu nổi tiếng hoặc đã đăng ký độc quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ. Việc này gây nhầm lẫn về xuất xứ, nguồn gốc của sản phẩm, dịch vụ. Theo đó, khi đăng ký nhãn hiệu thì sẽ rất khó để được cấp văn bằng bảo hộ.

Hơn nữa, việc lấy các ý tưởng đặc trưng của các thương hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu nổi tiếng sẽ không tạo được dấu ấn riêng cho người tiêu dùng. Và còn có thể bị xử phạt, khiếu kiện.

Do đó, trước khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu, cá nhân, tổ chức cần lưu ý những vấn đề này.

Trước khi đăng ký bảo hộ thương hiệu cần làm gì?

Việc tra cứu bảo hộ thương hiệu trước khi đi đăng ký là vô cùng quan trọng nhưng nhiều trường hợp chủ quan đã bỏ qua bước này. Bước này sẽ giúp bạn tránh dược các trường hợp bị trùng thương hiệu, nhầm lẫn với các thương hiệu đã đăng ký trước đó. Ngoài ra, nó còn giúp bạn giải thiểu rủi ro, tiết kiệm thời gian, công sức và thậm chí là chi phí ( bởi lẽ khi càng đăng ký nhiều sản phẩm, dịch vụ thuộc về thương hiệu thì mức phí càng tăng, có sự chuẩn bị trước sẽ giúp bạn xác định bài toàn chi phí hợp lý với tình hình doanh nghiệp của mình hơn).

Bạn có thể tiến hành tra cứu thông tin về các thương hiệu đã nộp đơn đăng ký, đã có chủ sở hữu từ các nguồn kênh sau:

– Đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu hàng hoá và Đăng bạ quốc gia được lưu trữ tại Cục sở hữu trí tuệ.

– Công báo Sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ phát hành hàng tháng;

– Cơ sở dữ liệu điện tử:

+ Tra cứu thương hiệu quốc gia: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php

+ Tra cứu thương hiệu quốc tế: http://www.wipo.int/branddb/en/

Nếu quá trình đăng ký bảo hộ thương hiệu của bạn gặp nhiều khó khăn, để tránh mắc phải sai lầm bạn nên liên hệ tư vấn với Công ty CP Tư vấn và sáng tạo Bee Work (Bee Design). Bee Design là đơn vị nổi tiếng với đội ngũ tư vấn thương hiệu chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm thực tế, đảm bảo quá trình bảo hộ thương hiệu cho khách hàng nhanh chóng, minh bạch và hiệu quả cao.

Content by L.Thắng

Cảm ơn bạn đã tham khảo bài viết của Bee Design. Chúng tôi rất sẵn lòng được lắng nghe và chia sẻ về các đề tài trong lĩnh vực branding.

Bee Design tự hào là một trong những tổ chức hàng đầu luôn đem đến cho khách hàng dịch vụ tư vấn thiết kế chuyên nghiệp nhất.

Gói dịch vụ Bee Design cung cấp gồm:  

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

——————————————————————————————————————————————————————————————

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ SÁNG TẠO BEE WORK

  • VĂN PHÒNG HÀ NỘI

A: Tầng 4 Tòa nhà văn phòng Số 14/29 Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội

H: 0971 888 433 | 0982 282 123   |   E: contact@beedesign.vn

  • VĂN PHÒNG HỒ CHÍ MINH

A: 339/34A8 Tô Hiến Thành, Quân 10, TP. Hồ Chí Minh

Website: https://beedesign.com.vn/   |   http://beedesign.vn/

bài viết được quan tâm

Cách xây dựng thương hiệu cho người mới bắt đầu
Tháng Mười Một 22, 2024
91 lượt xem
Tại sao bạn cần một chiến lược kinh doanh rõ ràng?
Tháng Mười Một 15, 2024
765 lượt xem
Ứng dụng tâm lý học màu sắc trong thiết kế bao bì
Tháng Mười Một 7, 2024
1563 lượt xem
5 mẹo xây dựng website giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng
Tháng Mười 25, 2024
3069 lượt xem
Webee Chúc mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10
Tháng Mười 20, 2024
3626 lượt xem