Brand Guideline là gì? chắc hẳn vẫn còn khá mơ hồ đối với nhiều doanh nghiệp. Bài viết này, Bee Design mong muốn chia sẻ và giúp doanh nghiệp bạn hiểu rõ hơn brand guideline là gì? và tầm quan trọng của Brand Guideline đối với thương hiệu.
Bạn đã đầu tư rất nhiều thời gian và chi phí cho thiết kế Logo, Website, biển bảng quảng cáo, bộ nhận diện marketing,… . Nhưng khi nhìn nhận lại tổng thể, bạn đã thấy giữa tất cả sản phẩm đó, đươc gọi chung với cái tên là “hệ thống nhận diện thương hiệu” đã có sự quy chuẩn, đồng bộ và xuyên suốt chưa? Nếu bạn cảm thấy còn thiếu sự liên kết, tôi tin rằng bạn chưa đươc sở hữu một bộ brand guideline chuyên nghiệp.
Brand Guideline là gì?
Brand guideline – cẩm nang thương hiệu, hay còn gọi là bộ quy chuẩn thương hiệu. Brand guidline tổng hợp các yếu tố trong thiết kế, các “look-and-feel” về hình ảnh của một thương hiệu.
Quy định về việc ứng dụng của Logo, màu sắc, font chữ,hình ảnh, tone giọng,… vào việc quảng bá thương hiệu trên các ấn phẩm truyền thông, có tác dụng hỗ trợ các nhà thiết kế, chuyên gia ngôn ngữ hay bất kể ai sử dụng các yếu tố của thương hiệu như: Thiết kế ấn phẩm văn phòng, đồng phục, biển bảng quảng cáo, các sản phẩm phục vụ các chiến dịch marketing,… đúng quy cách.
Để có một bộ Brand Guideline hoàn chỉnh, đầy đủ và chuyên nghiệp phải mất nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu và xây dựng.
Tầm quan trọng Brand guideline?
Dưới đây là các lý do giúp bạn nhận biết được tầm quan trọng của brand guideline đối với thương hiệu:
1- Một câu chuyện hoàn chỉnh của thương hiệu
Trước khi đào sâu vào các khía cạnh kỹ thuật của bản hướng dẫn, thì vai trò đầu tiên nó mang lại là cung cấp đầy đủ thông tin khái quát về thương hiệu cho các bên liên quan từ người quản lý cấp cao cho đến, nhân viên in bao bì. Giúp họ có được sự hiểu biết tổng quan về thương hiệu. Đó là những thông tin về các vấn đề sau:
- Bản chất thương hiệu (đây là điểm cốt lõi tạo nên sự khác biệt của doanh nghiệp, tổ chức và sự phù hợp của nó với công chúng mục tiêu)
- Sứ mệnh thương hiệu (là một lời hứa chung về định hướng hành động, thái độ, và tương tác của các tài sản thương hiệu)
- Định vị thương hiệu (xác định rõ đối tượng công chúng mục tiêu và những nhu cầu đặc biệt của họ cũng như khả năng đáp ứng của doanh nghiệp. Lý do tại sao doanh nghiệp, tổ chức có thể hoàn thành được nhiệm vụ cung cấp đó.)
2- Tính thống nhất của thương hiệu
Để một thương hiệu hoạt động hiệu quả, nó cần có tính nhất quán. Nếu những người thiết kế thay đổi màu sắc của logo để cho phù hợp với các vật phẩm truyền thông, thì logo đó đã không còn được nhận diện là thuộc về thương hiệu của doanh nghiệp bạn bởi khách hàng, đối tác, người tiêu dùng nữa.
Một bản hướng dẫn đưa ra các quy định cụ thể cho các thành phần của bộ nhận diện sẽ không làm giới hạn sự sáng tạo dành cho chúng, ngược lại chính những định hướng phong cách đó sẽ giúp bạn giữ được bộ nhận diện liền mạch, thống nhất và dễ nhận biết. Với brand guideline, bạn có thể luôn đảm bảo được các thành phần của thương hiệu được thiết kế, sử dụng đúng đắn, hiệu quả và mang tính chuyên nghiệp hơn.
3- Đưa ra công cụ đo chuẩn mực và quy tắc cho bộ nhận diện thương hiệu
Brand guideline sẽ không chỉ cung cấp bảng màu và các phiên bản logo, nó sẽ đưa ra những quy định cụ thể và quy chuẩn mà các thành tố trong bộ nhận diện được sử dụng.
Bản hướng dẫn này cũng sẽ chỉ ra những điểm mà bạn không nên áp dụng đối với các yếu tố của bộ nhận diện. Các chuẩn mực cơ bản về khoảng trống cần thiết xung quanh logo cũng quan trọng tương đương với việc cần biết khi nào nên sử dụng logo với wordmark.
Ngoài ra bản hướng dẫn này cũng hỗ trợ người làm truyền thông hiểu được cần nhấn mạnh vào yếu tố nào và cách sử dụng yếu tố đó để tạo nên thông điệp truyền thông. Về tổng thể, bản hướng dẫn này chú trọng vào tính nhất quán của thương hiệu, và hướng dẫn những bên liên quan làm theo đúng định hướng đó.
4- Tiết kiệm thời gian
Thật vậy, nhờ có bản hướng dẫn này các thiết kế đỡ tốn một lượng lớn thời gian vào việc căn chỉnh, tìm kiếm các thông tin quy chuẩn cho sản phẩm thiết kế của mình. Hơn nữa, nếu các tìm kiếm đó không thu được kết quả đúng đắn thì rất có thể gây thiệt hại, ảnh hưởng đến tính thống nhất chung của thương hiệu. Ngoài ra, các mẫu phối cảnh sẵn có của brand guideline cũng giúp tiết kiệm thời gian định hướng cũng như thời gian cho những thiết kế cơ bản sau này. Các thiết kế mới chỉ việc sáng tạo những vật phẩm mới, chưa xuất hiện trong bản phối cảnh.
Bạn cũng cần tính đến trường hợp khi tuyển thêm nhân viên mới cho doanh nghiệp, thời gian để họ tìm hiểu mọi yếu tố của công ty là khá nhiều, để giúp họ làm việc thuận lợi và chính xác hơn mà bạn không cần giải đáp thêm khi họ có thắc mắc, thì brand guideline là một công cụ đắc lực.
Cảm ơn bạn đã tham khảo bài viết của Bee Design. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về Brand Guideline của doanh nghiệp hoặc các vấn đề liên quan tới xây dựng thương hiệu, hãy liên hệ ngay với Bee Design để được các chuyên gia hàng đầu về thương hiệu hỗ trợ, tư vấn. Chúng tôi rất sẵn lòng được lắng nghe và chia sẻ về các đề tài trong lĩnh vực branding.
-Br Phạm
Tham khảo thêm: thiết kế logo chuyên nghiệp, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, thiết kế catalogue/profile ấn tượng
Bộ guideline Logo chuyên nghiệp gồm những gì?
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
—————————————————————————————————————————————————————————————————————————————————
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ SÁNG TẠO BEE WORK
- VĂN PHÒNG HÀ NỘI
A: Tầng 4 Tòa nhà văn phòng Số 14/29 Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội
H: 0971 888 433 | 0982 282 123 | E: contact@beedesign.vn
- VĂN PHÒNG HỒ CHÍ MINH
A: 339/34A8 Tô Hiến Thành, Quân 10, TP. Hồ Chí Minh
H: 0971 888 433 | 0982 282 123 | E: info@beedesign.vn
Website: https://beedesign.com.vn/ | http://beedesign.vn/