Bạn nghĩ sao khi một sản phẩm đầu tư bao công sức, tiền bạc, thời gian…. trong một ngày bị mất vào tay đối thủ bởi lý do chưa bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm đó, chắc chắn thiệt hại là rất lớn rồi.
Trong một thế giới “phẳng”, những vấn đề liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ ngày càng được nhắc tới trong các thông lệ thương mại.
Câu chuyện hãng A “vô tư” sử dụng hình ảnh thương hiệu của hãng B không còn là câu chuyện ngoài vỉa hè quán nước. Mỗi hành động xâm phạm bản quyền đều có nguy cơ đưa nhau ra tòa để giải quyết. Thậm chí, việc vi phạm còn bị truy tố trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu các khái niệm liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, Bee Design cũng đi sâu khám phá tầm quan trọng của bản quyền, tác quyền đối với các giao dịch kinh doanh như thế nào và tại sao phải đăng kí sở hữu trí tuệ.
1, Bản chất của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là gì ?
Từ góc độ vật chất, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là nhằm đảm bảo cho người sáng tạo có thể khai thác giá trị kinh tế từ các sản phẩm sáng tạo của mình để bù đắp lại công lao sáng tạo.
Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ luôn gắn với thời hạn bảo hộ. Ví dụ tác phẩm điện ảnh được bảo hộ 50 năm, thiết kế bố trí mạch tích hợp có thời hạn bảo hộ là 10 năm.
Hết thời hạn này, các sáng tạo trở thành tài sản chung của nhân loại và tất cả mọi người có thể khai thác, sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả thù lao cho người sáng tạo.
2, Các loại hình tài sản trí tuệ
*Trademark ™ và Registered Trademark ®
Trademark (TM) và Registered Trademark (R), đều được hiểu là nhãn hiệu trong tiếng Việt, là dấu hiệu phân biệt, nhận biết giữa sản phẩm, dịch vụ của công ty A với sản phẩm dịch vụ của công ty B.
Trên thực tế, khi một sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu ra đời, doanh nghiệp sản xuất ra nó có quyền đặt tên riêng cho nó, thiết kế logo và bộ nhận diện đặc trưng.
Sự phân biệt giữa Trademark và Registered Trademark ở đây là:
+ Registered Trademark là những nhãn hiệu thương mại đã được đăng ký quyền sở hữu chính thức với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì thế, nó được pháp luật bảo hộ đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo luật.
+ Trademark là nhãn hiệu chưa đăng ký quyền sở hữu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chính vì thế, trademark không được quyền bảo hộ về mặt pháp lý.
*Copyright ©
Copyright, hay còn gọi là tác quyền, là một thuật ngữ dùng để chỉ quyền sở hữu của tác giá lên các tác phẩm nghệ thuật. Các tác phẩm nghệ thuật ở đây bao gồm: âm nhạc, kịch, phim ảnh, hội họa, thiết kể, nhiếp ảnh,…
Khi các sản phẩm nghệ thuật được hoàn thành, nó đương nhiên được tự động gắn quyền tác giả vào đó. Ký hiệu của copyright là biểu tượng ©, đi kèm tên tác giả, năm hoàn thành tác phẩm, và các yếu tố khác theo luật.
Với tác quyền, người sở hữu hoàn toàn có quyền được sao chép tác phẩm, sử dụng tác phẩm vào các mục đích khác nhau, biểu diễn tác phẩm và phân phối các bản sao tới công chúng.
Tác giả có thể hoặc không cần đăng ký tác quyền với sản phẩm của mình. Nhưng việc đăng ký có thể giúp tác giả kéo dài thời gian được luật pháp bảo vệ triệt để quyền của mình lên tới 70 năm.
*Patent
Patent (hay còn gọi là bằng sáng chế), chính là quyền công nhận và sở hữu một phát minh trí tuệ nào đó.
Bằng sáng chế cho phép người sở hữu được quyền phân phối quyền sử dụng phát minh của mình vào bất kỳ hình thức nào (như sử dụng trong mục đích thương mại, phi thương mại, mục đích nghiên cứu, học tập,…).
*Thiết kế công nghiệp
Bất kỳ một thiết kế công nghiệp nào đều được công nhận và bảo hộ bởi pháp luật. Thiết kế đó có thể được thể hiện dưới dạng ba chiều (như hình dáng, chất liệu sản phẩm), hoặc được thể hiện dưới dạng hai chiều (hoa văn, màu sắc, đường nét sản phẩm).
3, Tại sao phải đăng ký sở hữu trí tuệ ?
Bạn nghĩ sao khi một sản phẩm đầu tư bao công sức, tiền bạc, thời gian….vv trong một ngày bị mất vào tay đối thủ bởi lý do chưa đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm đó, chắc chắn thiệt hại là rất lớn rồi.
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu chỉ phát sinh khi chủ sở hữu đã tiến hành nộp đơn đăng ký và được cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký cho đối tượng SHTT.
Mặc dù việc đăng ký là tự nguyện, không phải là thủ tục hành chính bắt buộc nhưng với các lý do sau đây, khách hàng nên cân nhắc tiến hành đăng ký sở hữu trí tuệ nhanh nhất có thể.
Chỉ khi đăng ký và được cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký cho sản phẩm, quyền sở hữu trí tuệ của sản phẩm mới được phát huy.
Chỉ khi đăng ký, chủ sở hữu mới được pháp luật bảo vệ;
Chỉ khi đăng ký, chủ sở hữu mới được độc quyền sử dụng sản phẩm đăng ký trên toàn lãnh thổ Việt Nam;
Chỉ khi đăng ký, chủ sở hữu mới được phép chuyển nhượng, cho phép bên khác sử dụng và thu được khoản phí cho việc này;
Chỉ khi đăng ký, chủ sở hữu mới hoàn toàn yên tâm đầu tư cho việc phát triển, mở rộng sản phẩm mà không lo sợ bị bên khác làm nhái, làm giả
Như vậy, mặc dù thủ tục đăng ký SHTT là không bắt buộc nhưng với vai trò to lớn và quan trọng nêu trên, khách hàng (chủ sở hữu) nên cân nhắc sớm việc đăng ký.
4, Tại sao ngày nay vấn đề quyền sở hữu trí tuệ lại được quan tâm mạnh mẽ đến vậy ?
Đó là do sự thay đổi trong cơ cấu các yếu tố tạo nên giá trị hàng hoá. Ở thời kỳ sản xuất nông nghiệp, phần lớn giá trị của nông sản là do lao động cơ bắp của người nông dân bỏ ra. Đến thời đại công nghiệp, máy móc đã dần dần thay thế lao động cơ bắp trong tỷ lệ giá trị hàng hoá.
Ngày nay, khi mà nhiều nước đã chuyển sang nền kinh tế tri thức thì hàm lượng trí tuệ trong sản phẩm và dịch vụ ngày càng lớn lên, trở thành một yếu tố quyết định tính cạnh tranh. Một container máy điện thoại di động có giá trị lớn hơn một container xe máy, và càng lớn hơn giá trị của một container sắn lát. Do vậy, quyền sở hữu trí tuệ càng được người ta chú trọng bảo vệ.
Trên đây là bài viết chia sẻ về quyền sở hữu trí tuệ và đi sâu khám phá tầm quan trọng của bản quyền, tác quyền đối với các giao dịch kinh doanh như thế nào và tại sao phải đăng kí sở hữu trí tuệ. Vì vậy nếu bạn đang tìm kiếm một nơi bắt đầu cho sự khởi nghiệp thì Bee Design luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên con đường đó.
Tham khảo thêm: thiết kế logo chuyên nghiệp, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, thiết kế catalogue/profile ấn tượng.
T/H: Em Út
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
———————————————————————————————————————————————————
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ SÁNG TẠO BEE WORK
- VĂN PHÒNG HÀ NỘI
A: Tầng 4 Tòa nhà văn phòng Số 14/29 Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội
H: 0971 888 433 | 0982 282 123 | E: contact@beedesign.vn
- VĂN PHÒNG HỒ CHÍ MINH
A: 339/34A8 Tô Hiến Thành, Quân 10, TP. Hồ Chí Minh
H: 0971 888 433 | 0982 282 123 | E: info@beedesign.vn
Website: https://beedesign.com.vn/ | http://beedesign.vn/