Bảo vệ thương hiệu luôn là một trong những vấn đề nhức nhối và thách thức lớn đối với các doanh nghiệp. Thương hiệu không đơn thuần là một cái tên mà là sự tồn tại của cái tên đó trong tâm trí người tiêu dùng. Thương hiệu là tài sản vô hình nhưng mang giá trị.
Giá trị đó được gây dựng trong cả một quá trình dài. Thế nhưng, rất nhiều bài học về việc để mất tài sản trí tuệ này dường như vẫn chưa đủ để cảnh tỉnh các doanh nghiệp. Không ít doanh nghiệp đã lao đao do tự đánh mất thương hiệu sau thời gian dài gây dựng để rồi sau đó “ mất bò mới lo làm chuồng ”
Bee Design sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện dở khóc, dở cười về vấn đề bảo hộ thương hiệu
Đầu tiên phải kể đến “ anh cả ” Cafe Trung Nguyên dẫn đầu trào lưu đánh mất thương hiệu
Năm 2000, thương hiệu café Trung Nguyên tại Mỹ đã bị Công ty Rice Field đăng ký bảo hộ tại Tổ chức Bảo hộ trí tuệ thế giới (WIPO)
Sau 2 năm đàm phán và thương thảo, Trung Nguyên mới lấy lại được thương hiệu này và Rice Field nhận làm đại lý phân phối tại Mỹ.
Thương vụ dàn xếp trên ngốn của Trung Nguyên hàng trăm nghìn USD. Ngay sau đó, công ty này đã đi đăng ký thương hiệu tại 60 quốc gia khác trên thế giới.
Vậy là thay bằng việc đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu của mình tại Mỹ, Cafe Trung Nguyên đã buộc phải mua lại thương hiệu của chính mình bằng giá trên trời để đưa lại thương hiệu về với chủ và bước chân vào sân chơi toàn cầu.
Tưởng rằng đã yên ổn nhưng năm 2012, Trung Nguyên lại đau đầu thêm một lần nữa khi bỗng dưng phát hiện thương hiệu Legendee Coffee của mình đã thuộc sở hữu của một cái tên hoàn toàn xa lạ.
Tiếp theo là Vinataba đã mất hàng tỉ đồng để “ chuộc lại thương hiệu ”
Năm 2002, thương hiệu Vinataba – thương hiệu thuốc lá hàng đầu của Việt Nam đã bị P.T. Putra Stabat Industri (một công ty của Indonesia) đánh cắp tại Lào và Campuchia và chiếm đoạt đăng ký tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và 9 nước Asean.
Vinataba đã phải chi đến 1 tỷ đồng cho việc bảo vệ thương hiệu ở nước ngoài. Do có đăng ký thương hiệu từ trước và những cố gắng của Tổng công ty này, ngày 24/1/2003, họ đã giành lại được tên tại Lào.
Tại Campuchia, vào tháng 12/2002, sản phẩm Vinataba của Việt Nam cũng được công nhận. Chi phí đòi lại thương hiệu tại Campuchia là 1.500 USD.
Cũng tại Indonesia, với nổ lực không ngừng nghỉ của mình, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đã được công nhận là doanh nghiệp có quyền sở hữu thương hiệu Vinataba, Công ty Sumatra (một công ty khác của Indonesia) không chứng minh được quyền sở hữu của mình đã buộc phải hủy bỏ các sản phẩm mang thương hiệu Vinataba.
Incombank hay Vietinbank ?
Thật ra, Incombank từng là tên cũ của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam. Vào ngày 15/4/2008, vì một sự cố hy hữu mà cái tên Incombank đã được ngân hàng này đổi thành Viettinbank như ngày nay.
Lý do của sự kiện này xuất phát từ sự chủ quan của Ngân hàng công thương Việt Nam. Nhằm xây dựng thương hiệu chuẩn được bảo hộ và đăng ký toàn cầu với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), lãnh đạo Incombank ký hợp đồng với Công ty Richard Moore của Mỹ tiến hành việc xây dựng thương hiệu.
Đến lúc này mới biết thương hiệu Incombank đã được một ngân hàng ở Nga đăng ký và được bảo hộ ở 29 quốc gia. Việc phải thay tên đổi họ này không chỉ tốn kém kinh phí mà còn tổn thất về lòng tin của khách hàng. Phải mất một khoảng thời gian Vietinbank mới xây dựng được uy tín như Incombank.
Và cuối cùng là nước mắm Phú Quốc – người anh em của Cafe Trung Nguyên
Năm 1982, Công ty Viet Huong Fishsauce tại Mỹ đã được cơ quan đăng ký nhãn hiệu tại nước này cấp nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc. Sau đó, công ty này lần lượt đăng ký nhãn hiệu “Nước mắm Phú Quốc” ở châu Âu và Úc.
Hình ảnh thương hiệu mà Viet Huong Fishsauce đăng ký bảo hộ chính xác là có chữ “Phú Quốc” kèm logo là hình con cá cơm và bản đồ Việt Nam, đồng thời có vẽ dấu hiệu chỉ đến vị trí huyện đảo Phú Quốc, thuộc tỉnh Kiên Giang.
Việc Viet Huong Fishsauce đăng ký nhãn hiệu “Phú Quốc và hình ảnh” dưới tên của mình gây nhầm lẫn nghiêm trọng cho người tiêu dùng về nguồn gốc Phú Quốc gắn liền với sản phẩm nước mắm nổi tiếng đang được Việt Nam bảo hộ.
Mới đây, sau 3 năm thực hiện các thủ tục, thương hiệu nước mắm Phú Quốc (Kiên Giang) được Ủy ban châu Âu (EC) cấp quy chế bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Liên hiệp châu Âu (EU).
Việc chậm trễ trong đăng ký chứng nhận độc quyền tại nước ngoài đã khiến nhiều doanh nghiệp bị mất thương hiệu hoặc phải tốn rất nhiều công sức, chi phí đòi lại. Ngoài đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong nước, cần đăng ký tại các quốc gia khác.
Cũng vào năm 2006, công ty Việt Hương ở Hong Kong đã được cấp đăng ký nhãn hiệu Phú Quốc ở Trung Quốc.
Trên đây là một số chia sẻ về bài học đắt giá cho thương hiệu Việt. Vì vậy nếu bạn đang tìm kiếm một nơi bắt đầu cho sự khởi nghiệp thì Bee Design luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên con đường đó.
Tham khảo thêm: thiết kế logo chuyên nghiệp, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, thiết kế catalogue/profile ấn tượng.
T/H: Em Út
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
———————————————————————————————————————————————————
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ SÁNG TẠO BEE WORK
- VĂN PHÒNG HÀ NỘI
A: Tầng 4 Tòa nhà văn phòng Số 14/29 Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội
H: 0971 888 433 | 0982 282 123 | E: contact@beedesign.vn
- VĂN PHÒNG HỒ CHÍ MINH
A: 339/34A8 Tô Hiến Thành, Quân 10, TP. Hồ Chí Minh
H: 0971 888 433 | 0982 282 123 | E: info@beedesign.vn
Website: https://beedesign.com.vn/ | http://beedesign.vn/