0971 888 433

BLOG BEE

“Chúng tôi đam mê với công việc của mình

và từng ngày vẫn tận hưởng nó!”

BLOG THƯƠNG HIỆU

9 chiến lược giúp doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch Covid – 19

Nếu dịch Covid-19 kéo dài đến hết tháng 6, ước tính sẽ có khoảng 30 – 35% doanh nghiệp buộc phải phá sản. Chiến lược trong năm 2020, Việt Nam có 1 triệu doanh nghiệp sẽ bị kéo lùi. Hệ quả của nó đó làm nền kinh tế tổn thất vô cùng nặng nề.

Việt Nam có khoảng 800 nghìn doanh nghiệp nhưng 98% trong số đó là quy mô nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp rất hạn chế về vốn, trình độ quản trị, thị trường và bạn hàng. Vì vậy, khi nền kinh tế gặp khó khăn, ngưỡng chịu đựng của doanh nghiệp rất thấp. Phần lớn doanh nghiệp đều đang cạn dần nguồn tiền do hoạt động kinh doanh bị ngừng trệ từ đầu năm.

Trong thời kỳ khủng hoảng, khó có thể để giữ bình tĩnh và lạc quan. May mắn thay, đối với các doanh nhân và lãnh đạo doanh nghiệp, giữ bình tĩnh dưới áp lực là một phần của mô tả công việc.

Bằng cách chủ động ngay bây giờ, bạn có thể đặt doanh nghiệp của mình ở vị trí an toàn hơn để luôn đứng vững và phục hồi nhanh hơn khi cơn khủng hoảng lắng xuống. Trên thực tế, Trung Quốc, quốc gia đầu tiên virus xuất hiện đã có dấu hiệu phục hồi kinh tế

Vậy các doanh nghiệp cần đưa ra chiến lược gì để doanh nghiệp mình phục hồi sau cơn bão đại dịch Covid 19. Hãy cùng Bee Design khám phá bài viết dưới đây nhé.

    Sự quan tâm của Chính phủ

Mặc dù hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch có thể sẽ khiến thâm hụt ngân sách Nhà nước, song đây là biện pháp cần thiết. Bởi nếu các doanh nghiệp phá sản hàng loạt, cuối cùng Chính phủ vẫn mất nguồn thu, thậm chí nền kinh tế sẽ nhận hậu quả lớn hơn nhiều lần.

Để giúp các doanh nghiệp vượt qua đại dịch, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội cho rằng, hiện Chính phủ đã thực hiện các biện pháp giãn nợ, hoãn nợ, giảm lãi suất cho vay và tiền thuế, tiền thuê đất.

Tuy nhiên, cần có những giải pháp mạnh mẽ hơn như hoãn, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp còn 15 – 17%; lùi thời gian nộp thuế VAT đối với hàng nhập khẩu từ 120 ngày đến 180 ngày (thay vì hiện nay là nộp ngay); giảm, giãn, hoãn đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động.

Bên cạnh đó, Chính phủ có thể tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực có chi tiêu công của Nhà nước.

 

   Tìm ra chiến lược định vị sản phẩm của chủ doanh nghiệp

Hãy suy nghĩ  chiến lược: đại dịch đang ảnh hưởng đến khách hàng như thế nào, điều gì đang khiến họ thức xuyên đêm và làm thế nào bạn có thể giúp đỡ họ. Sau đó, bạn có thể điều chỉnh việc bán hàng và thiết kế marketing làm sao có thể đánh bật được cách giải quyết những thách thức và lo lắng của khách hàng.

Tất cả những thách thức kinh doanh này có thể ngày càng trầm trọng thêm bởi một cuộc khủng hoảng như coronavirus. Công việc của bạn, với tư cách là chủ doanh nghiệp, là tìm ra cách định vị lại các sản phẩm và dịch vụ của mình, để nó trở nên có ích và giải quyết được các nỗi đau cụ thể mà khách hàng hiện đang phải đối mặt.

 

   Tìm hướng đi mới, sản phẩm mới

Rất nhiều doanh nghiệp uyển chuyển đã chuyển đổi mô hình kinh doanh để phục vụ nhu cầu phát sinh mùa dịch. Một số khác tận dụng cơ hội này để xây dựng hình ảnh thương hiệu. Cùng điểm qua một vài hướng đi đang đạt hiệu quả trong hiện tại:

Nhiều khách sạn đăng ký là nơi cách ly tập trung có trả phí để hỗ trợ công cuộc phòng dịch của Nhà nước với nhân viên khách sạn sẽ phục vụ “vòng ngoài”, còn nhân viên y tế sẽ tiếp xúc trực tiếp với người cách ly.

Coca – Cola tạm dừng hoạt động quảng cáo và đóng góp ngân sách đó cho phòng chống dịch Covid-19. Hành động này mang lại hiệu ứng tốt, Coca-Cola đã ghi được điểm trong mắt người tiêu dùng.

Oppo, Vingroup hay nhiều doanh nghiệp khác cũng hòa vào làn sóng quyên góp, ủng hộ giúp người dân Việt Nam vượt qua khó khăn và củng cố hình ảnh đẹp của thương hiệu.

Doanh nghiệp bán lẻ như Big C hay Co.op cũng đẩy mạnh giao hàng online và dịch vụ đi chợ hộ kết hợp với các ứng dụng giao hàng Grab, Be cho những mặt hàng thiết yếu.

Nhiều cửa hàng kết hợp kinh doanh không lợi nhuận hoặc tặng miễn phí các sản phẩm y tế như khẩu trang, nước rửa tay khi đặt mua sản phẩm của cửa hàng.

   Triển khai dự án, công việc quan trọng nhưng chưa được thực hiện

Nhiều doanh nghiệp coi đây là thời điểm vàng để xúc tiến những công việc còn tồn đọng hay chưa triển khai vì thiếu thời gian và nguồn lực, ví dụ: thiết kế website mua hàng cho công ty, tìm kiếm để mở rộng phân khúc thị trường mới, chuẩn hóa bộ quy trình trong doanh nghiệp, phát triển định hướng kinh doanh để khắc phục sau dịch…

   Phát triển nhân viên, rèn luyện đội ngũ

Nhiều công ty đã tổ chức cho nhân viên trực tiếp chia sẻ kinh nghiệm của bản thân về những chủ đề như: làm việc hiệu quả, quản lý thời gian hay phát triển bản thân. Ngoài ra, một số chủ doanh nghiệp cũng phổ biến lại những nguồn kiến thức hay lớp học online, đa phần là miễn phí, để nhân viên trau dồi ngay tại nhà.

   Nắm bắt các kênh bán hàng mới

Ngay cả khi nhiều quốc gia rơi vào tình trạng phong tỏa, mọi người vẫn sẽ muốn và cần mua đồ. Do đó, hãy tạo cơ hội phục vụ thị trường thông qua các kênh bán hàng thay thế.

Ví dụ: nếu virus corona đang cắt giảm lượng khách hàng đến doanh nghiệp bán lẻ, hãy tìm cách mở rộng các dịch vụ thương mại điện tử. Các nhà hàng ở Trung Quốc đã chứng kiến sự sụt giảm lượng khách hàng tại cửa hàng, vì vậy họ đã chuyển qua bán bữa ăn mang đi.

Bạn có thể tăng cường online-marketing và bán hàng online không? Bạn có thể tạo thêm nhiều tương tác trên mạng xã hội và LinkedIn thay vì bán hàng trực tiếp không? Nhiều công ty B2B có lợi thế rất lớn, đặc biệt nếu họ bán phần mềm; hoặc các dịch vụ và giải pháp kỹ thuật số khác. Kinh doanh vẫn đang diễn ra, nhưng nhu cầu online nhiều hơn.

   Thực hiện các khoản đầu tư dài hạn cho doanh nghiệp

Đặc biệt khi bạn bán hàng dạng B2B, coronavirus có thể là cơ hội để bạn thực hiện một số khoản đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp của mình. Đặc biệt nếu các mục tiêu ngắn hạn của công ty đang bị đình trệ, đây là lúc bạn đánh giá lại cách vận hành, nền tảng và quy trình của công ty và thực hiện một số kế hoạch chiến lược dài hạn.

Nếu bạn có một vài triển vọng lớn trong kế hoạch, bây giờ là dịp tốt để bạn tập trung nhiều năng lượng hơn vào việc quản lý khách hàng tiềm năng và nuôi dưỡng những cơ hội dài hạn đó. Tiếp tục theo dõi khách hàng tiềm năng, trấn an họ nếu cần và cho họ biết rằng bạn đang lên kế hoạch cho các tình huống bất ngờ và bạn đã sẵn sàng giúp đỡ.

Tình huống chưa từng có này rõ ràng khiến người ta phải hủy vé máy bay, vé xem hòa nhạc và hội nghị kinh doanh nhưng những công ty B2B lớn có thể không bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trừ khi khủng hoảng kéo dài quá lâu đến nỗi nó khiến các công ty phải cắt giảm chi tiêu và đầu tư của họ. Tiếp tục nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng với tầm nhìn dài hạn trong tâm trí, ngay cả khi mọi thứ trong ngắn hạn có vẻ tồi tệ và tình hình có vẻ không chắc chắn.

  Xử lý khủng hoảng một cách có trách nhiệm

Không doanh nghiệp nào có thể trụ vững một mình, tất cả đều phụ thuộc vào nhau để sống sót. Vì vậy, trách nhiệm của chúng ta là hỗ trợ hết mình cho cộng đồng– những người đã luôn đóng góp vào sự tồn tại của doanh nghiệp. Chúng ta có thể:

  • Bảo vệ nhân viên và khách hàng của mình
  • Hỗ trợ các đối tác và cộng đồng
  • Thông báo tình hình doanh nghiệp đến các nhà đầu tư
  • Minh bạch trong các cập nhật về tình trạng và giải pháp xử lý của doanh nghiệp

Cục diện thay đổi, thế nên bạn không thể kỳ vọng doanh nghiệp vẫn vận hành một cách bình thường. Hãy mở rộng những phòng ban cần thiết và thu hẹp những bộ phận không quan trọng khác. Tập trung nguồn lực vào những khu vực chủ chốt.

Cho phép nhân viên làm việc tại nhà, và sẵn sàng hỗ trợ họ trước những rủi ro về sức khỏe. Đối với những nhân viên cần có mặt trực tiếp, hãy làm công tác kiểm tra để đảm bảo an toàn cho họ.

Trao đổi với nhân viên về những thứ mà doanh nghiệp đang làm, không nhằm mục đích tự tung hô mà thay vào đó là nâng cao mức độ cam kết. Cả truyền thông trong nội bộ và bên ngoài đều cần mang tính khích lệ và tận tâm.

   Tinh thần “ lá lành đùm lá rách ” mùa Covid

Vì dịch nên nhiều nhà hàng, quán ăn, cửa hàng kinh doanh, bán vé số đều phải đóng cửa, cũng chính vì vậy nhiều người làm thuê, công nhân đã phải nghỉ việc, thậm chí có những người nghỉ không lương.

Ai cũng lo lắng khi khó khăn chồng chất khó khăn, tiền nhà, tiền điện, tiền sinh hoạt ập đến trong khi không có việc làm và nguồn thu.

Đây là lúc các doanh nghiệp, các chủ đầu tư, chủ nhà có thể hỗ trợ lẫn nhau về mặt tinh thần cũng như vật chất, cùng nhau cố gắng vượt qua khó khăn để rồi đi đến một thắng lợi đại thành công.

Bee Design cũng góp một phần sức nhỏ trong đại chiến lần này, vừa qua ngày 13/04/2020, Công ty cổ phẩn tư vấn và sáng tạo Bee Work (Bee Design) đã tổ chức phát động chương trình “Quyên góp ủng hộ quỹ phòng chống dịch Covid-19” mỗi người từ 1 – 2 ngày lương. Số tiền này đã được trao tặng cho Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương tại Hà Nội.

Trên đây là bài viết Bee Design chia sẻ 9 chiến lược giúp doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch Covid 19. Vì vậy nếu bạn đang tìm kiếm một nơi bắt đầu cho sự khởi nghiệp thì Bee Design luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên con đường đó.

Tham khảo thêm: thiết kế logo chuyên nghiệpthiết kế bộ nhận diện thương hiệuthiết kế catalogue/profile ấn tượng.

T/H: Em Út

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

———————————————————————————————————————————————————

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ SÁNG TẠO BEE WORK

  • VĂN PHÒNG HÀ NỘI

A: Tầng 4 Tòa nhà văn phòng Số 14/29 Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội

H: 0971 888 433 | 0982 282 123   |   E: contact@beedesign.vn

  • VĂN PHÒNG HỒ CHÍ MINH

A: 339/34A8 Tô Hiến Thành, Quân 10, TP. Hồ Chí Minh

Website: https://beedesign.com.vn/   |   http://beedesign.vn/

 

bài viết được quan tâm

Cách xây dựng thương hiệu cho người mới bắt đầu
Tháng Mười Một 22, 2024
68 lượt xem
Tại sao bạn cần một chiến lược kinh doanh rõ ràng?
Tháng Mười Một 15, 2024
743 lượt xem
Ứng dụng tâm lý học màu sắc trong thiết kế bao bì
Tháng Mười Một 7, 2024
1542 lượt xem
5 mẹo xây dựng website giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng
Tháng Mười 25, 2024
3047 lượt xem
Webee Chúc mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10
Tháng Mười 20, 2024
3604 lượt xem